Nếu bạn tìm kiếm số lượng ngôn ngữ lập trình trên Google, bạn sẽ nhận được kết quả như sau : 

Graphical user interface, text, application, email

Description automatically generated

Có đến tận 700 ngôn ngữ lập trình đã được phát minh và sử dụng trong thế giới công nghệ. Đây hẳn là lý do mà những ai chuẩn bị học lập trình sẽ gặp chút ít khó khăn trong việc lựa chọn một ngôn ngữ để theo đuổi. Nhưng bạn cũng đừng lo lắng quá, vì chỉ có một vài ngôn ngữ trong con số 700 kia được sử dụng phổ biến mà thôi.

Để lựa chọn được ngôn ngữ phù hợp với mình, bạn cần cân nhắc một số yếu tố sau : 

  • Sở thích cá nhân 
  • Định hướng trong tương lai 
  • Độ tin cậy của ngôn ngữ 
  • Tính phổ biến và cộng đồng hỗ trợ 

Bạn đừng đánh giá thấp bất kỳ yếu tố nào trong 4 yếu tố kể trên nhé. Đặc biệt là yếu tố cuối cùng. Bạn có thể tưởng tượng được khi bản thân học một ngôn ngữ nhưng khi gặp vấn đề thì không thể tìm được ai có thể giúp mình không? Thật là đáng sợ.

Trong bài viết này, WorkLabs CodingSchool sẽ nói về 5 ngôn ngữ phổ biến nhất dựa trên ứng dụng của từng loại. Bạn có thể tham khảo để đưa ra quyết định lựa chọn của mình nhé!

Javascript 

Nếu bạn đã để ý đến môn lập trình được một thời gian, bạn chắc chắn đã được nghe về Javascript. Không cần phải nói quá nhiều thì bạn cũng có thể biết được ngôn ngữ này phổ biến như thế nào. Để bạn dễ hình dung thì Javascript là ngôn ngữ duy nhất được hỗ trợ bởi tất cả các nền tảng: máy tính, điện thoại, Windows, MacOS, Android,… Ban đầu, ngôn ngữ này được tạo ra nhằm mục đích tạo sự tương tác cho các trang web. Khi bạn nhấp vào một nút nào đó trong trang web, và bạn thấy một popup hiện ra, tác vụ đó đã được xử lý bằng Javascript.

Theo thời gian, Javascript đã phát triển vượt bậc, và có vô vàn ứng dụng như: xây dựng ứng dụng desktop (Electron), ứng dụng di động (React Native), thiết kế máy chủ (Node.js)… Chính vì sự đa dạng của ngôn ngữ này, hiện nay có rất nhiều công ty, từ công ty startup cho đến các công ty lâu đời đều đang sử dụng Javascript để phát triển sản phẩm của họ. Và nhờ sự phổ biến khủng khiếp như vậy, cộng đồng người dùng Javascript là cực kỳ lớn. Sẽ không khó khăn để bạn có thể tìm được sự trợ giúp tronng lúc làm việc với ngôn ngữ này. Nếu bạn định hướng tìm một công việc liên quan đến web, đây chắc chắn là ngôn ngữ bạn không thể bỏ qua.

  • Độ khó: 4.5/5 – rất dễ học 

Ưu điểm: 

  • Được hỗ trợ rộng khắp các nền tảng 
  • Cộng đồng người dùng rộng lớn 
  • Thường xuyên được cập nhật công nghệ mới 
  • Tính ứng dụng cao 
  • Có thể kết hợp với các ngôn ngữ khác dễ dạng 
  • Tốc độ xử lý cao 

Nhược điểm: 

  • Nếu người dùng không bật Javascript trên trình duyệt, ứng dụng sẽ không thể chạy (điều này khá hiếm trong thời điểm hiện tại)
  • Tuy được hỗ trợ phổ biến bởi nhiều nền tảng, nhưng mỗi nền tảng lại có cách xử lý Javascript riêng (đôi khi khiến lập trình viên mất thời gian để đảm bảo ứng dụng hoạt động tương đồng trên mọi nền tảng)
  • Ít hỗ trợ cho “Lập trình hướng đối tượng

Python 

Một cái tên không hề kém cạnh so với Javascript, và có thể soán ngôi vị số 1 của Javascript trong tương lai, chính là Python. Các tính từ để nói về ngôn ngữ này là: rất nhanh, rất dễ học, rất dễ làm và rất đáng tin cậy. Chỉ vậy thôi cũng đã thấy ngôn ngữ này đáng học như thế nào rồi đúng không các bạn. Python hiện cũng đang được dùng trong các ứng dụng với quy mô cực lớn như Youtube, Pinterest, Survey Monkey, v/v … Tương tự như Javascript, Python cũng có một kho thư viện khổng lồ, có thể đáp ứng 99% nhu cầu của bạn. Cộng đồng người dùng Python cũng đang lớn mạnh mỗi ngày.

Nếu bạn chuẩn bị học lập trình và sợ môn này rất khó, hãy bắt đầu với Python. Bạn sẽ thấy lập trình không hề khó như bạn tưởng. Và theo đánh giá của nhiều người, đây là ngôn ngữ máy tính giống “tiếng người” nhất đấy. Không chỉ dễ học, Python còn là ngôn ngữ giúp bạn dễ xin việc trong thời đại 4.0 ngày nay đó!

  • Độ khó: 5/5 – rất dễ học 

Ưu điểm: 

  • Hỗ trợ “Lập trình hướng đối tượng” 
  • Kho thư viện khổng lồ 
  • Code rất dễ đọc 
  • Đáng tin cậy với những ứng dụng lớn 
  • Cộng động lớn và phát triển từng ngày 

Nhược điểm: 

  • Không phù hợp xây dựng ứng dụng cho điện thoại 
  • Cần phải được biên dịch để sử dụng 
  • Không hỡ trợ ‘multi-threading’ 
  • Sử dụng nhiều RAM 

PHP 

PHP là một trong những ngôn ngữ lập trình backend phổ biến nhất hiện nay. Trước khi Python và Javascript thông trị thế giới lập trình, PHP chính là ngôn ngữ số 1. Rất nhiều những công ty lâu đời vẫn đang sử dụng PHP là ngôn ngữ chính cho phần backend và số lượng framework được phát triển cho PHP là rất lớn. Framework nổi tiếng nhất có thể kể đến chính là WordPress. Theo số liệu năm 2015, gần 80% website trên Internet được tạo ra bằng WordPress. Đó là một con số khổng lồ chứng minh cho sự phổ biến vượt trội của ngôn ngữ này. Nếu bạn muốn trở thành một lập trình viên backend và muốn làm việc cho những công ty lâu đời, bạn có thể thử PHP.

  • Độ khó: 4/5 – dễ học 

Ưu điểm: 

  • Rất nhiều frameworks được phát triển cho PHP 
  • Có công cụ hỗ trợ debug Xdebug 
  • Cộng đồng người dùng lớn và hệ sinh thái rất rộng 
  • Có nhiều công cụ tự động hoá, deploy và test 
  • Hỗ trợ “Hướng đối tượng” và “Lập trình hướng Hàm”

Nhược điểm: 

  • Website phát triển bằng PHP chậm hơn so với các ngôn ngữ khác
  • Tính an toàn còn nhiều vấn đề 
  • Khả năng xử lý lỗi kém 

Java 

Một ngôn ngữ đã rất phổ biến từ nhiều năm trước, và vẫn phổ biến cho đến hiện tại, chính là Java. Đây luôn là lựa chọn số 1 cho những công ty ứng dụng quy mô cực lớn trong các tập đoàn cực lớn. Lý do chính cho việc này nằm ở chỗ, Java là ngôn ngữ có tính ổn định cực kỳ cao, Rất nhiều ứng dụng web của những công ty có quy mô lớn được phát triển trên Java. Nó cũng là ngôn ngữ chính để xây dựng ứng dụng cho điện thoại chạy Android. Tuy hiện nay đã có nhiều ngôn ngữ được tạo ra để thay thế Java, nhưng vị thế của ngôn ngữ này sẽ vẫn còn rất cao trong nhiều năm nữa. Nếu bạn muốn tìm công việc trong những tập đoàn hay ngân hàng lớn, bạn chắc chắn sẽ muốn học Java.

  • Độ khó: 3.5/5 – Độ khó trung bình  

Ưu điểm:

  • Tính ổn định cao 
  • Là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng 
  • Hỗ trợ xử lý các vấn đề liên quan đến RAM 
  • Rất an toàn 
  • Hỗ trợ multi-threading 
  • Có nhiều API nhiều tác vụ như kết nối cơ sở dữ liệu, kết nối mạng, xử lý XML,…

Nhược điểm: 

  • Tốc độ châm hơn các ngôn ngữ native như C hoặc C++ 
  • Khó quản lý các vấn đề về bộ nhợ 
  • Khó khắn trong việc tạo ra các cấu trúc dữ liệu hiệu quả

C/C++ 

Hiện nay, C/C++ có thể không được nói đến nhiều như các ngôn ngữ được kể ở trên, nhưng trong thế giới lập trình, đây là những ngôn ngữ có mặt ở hầu hết mọi nơi, và thường được dùng để tạo ra nền tảng cho các ngôn ngữ khác. Hầu hết các hệ điều hành hiện nay được xây dựng trên C/C++. C++ còn cung cấp một hệ thống thư viện, gọi là STL – Standard Template Library. Đây là hệ thống các thư viện cung cấp sẵn mẫu về cấu trúc dữ liệu hay thuật toán để lập trình viên có thể sử dụng nhanh chóng mà không cần phải xây dựng lại. C/C++ cũng là ngôn ngữ có tình ổn định cực kỳ cao và tốc độ xử lý nhanh. Bắt tay vào học ngôn ngữ này nếu muốn trở thành một lập trình viên hệ thống bạn nhé!

  • Độ khó: 3/5 – khó 

Ưu điểm: 

  • Số lượng thư viện và trình biến dịch lớn 
  • Tốc độ xử lý thuộc tốp đầu trong các ngôn ngữ lập trình 
  • Ngôn ngữ phù hợp cho phát triển ứng dụng đa nền tảng 
  • Ngôn ngữ gần nhất với ngôn ngữ hệ thống 
  • Tính ứng dụng cao: xây dựng games, hệ thống mô phỏng các ngành, ứng dụng GUI, … 

Nhược điểm: 

  • Cú pháp phức tạp, khó hiểu 
  • Không hỗ trợ tốt “Lập trình hướng đối tượng” 
  • Không có các tính năng xử lý bộ nhớ 
  • Không phù hợp là ngôn ngữ đầu tiên để học (bạn có thể mất hứng thú vì nó) 
  • Không phù hợp để giải quyết các thách thức hiện đại trong lập trình