Luyện tập bao nhiêu là đủ, để nâng cao kỹ năng lập trình? (Phần 1)
Đây có lẽ sẽ là câu hỏi mà bạn thắc mắc nhất khi bắt đầu học lập trình. Để trả lời câu hỏi này, hãy xem xét hai khía cạnh sau: thực hành với mức độ như thế nào sẽ hiệu quả và cách hiệu quả nhất để thực hành là gì? Bất kể bạn đang học khóa học trực tuyến hay theo đuổi chuyên ngành lập trình nào, việc dành thời gian luyện tập cũng như biết phương pháp thực hành đều là yếu tố quan trọng để bạn nâng cao kỹ năng của mình.
Nào, giờ thì hãy cùng WorkLabs CodingSchool khám phá câu trả lời cho những vấn đề trên. Tất nhiên là sẽ không có câu trả lời đúng nhất, nhưng qua bài viết, chúng mình hi vọng bạn sẽ có thêm những mẹo hay để quản lý thói quen học tập, lịch trình thực hành và kỳ vọng của bản thân nhé!
Làm thế nào để việc luyện tập bằng cách thực hành đạt hiệu quả?
Các nhà khoa học đã thực hiện hàng ngàn bài nghiên cứu về những phương pháp luyện tập bằng thực hành và cách chúng ảnh hưởng đến việc duy trì trí nhớ cũng như việc áp dụng lý thuyết qua nhiều năm. Dưới đây là một vài phương pháp chính được trích ra từ những nghiên cứu của hàng ngàn nhà khoa học. Cùng khám phá nhé!
1. Tạo động lực là điều cần thiết
Hết nghiên cứu này đến nghiên cứu khác đều chỉ ra rằng lý do để bạn thực sự quan tâm và có động lực để học một kiến thức lý thuyết hay khái niệm nào đó, sẽ làm tăng giá trị của việc thực hành lên rất nhiều. Nói một cách đơn giản, nếu bạn không chú tâm đến những gì bạn đang học, thì việc luyện tập của bạn sẽ không đạt hiệu quả mong muốn (vì năng lượng và sự chú ý của bạn không được dành trọn vẹn cho việc đó).
Một tip để bạn có thể tăng động lực là tìm hiểu những công việc tiềm năng liên quan đến lập trình mà bạn đang quan tâm và nghiên cứu các kỹ năng để thành thạo chúng. Với một mục tiêu rõ ràng và một “vạch đích” cần đạt được, việc luyện tập sẽ bớt lặp đi lặp lại một cách nhàm chán và có ý nghĩa hơn nhiều.
2. Thiết lập mục tiêu một cách có trách nhiệm
Việc thiết lập “thành tích” hoặc kỳ vọng cũng là một phương pháp hữu hiệu cho việc học tập dựa trên các nghiên cứu khoa học, tuy nhiên, các mục tiêu cần hợp lý và có tính so sánh. Lý tưởng nhất là bạn nên tạo một số mục tiêu ngắn hạn như “Tôi sẽ hoàn thành hai nội dung này trước ngày X” và mục tiêu dài hạn như “Tôi sẽ xây dựng chương trình phần mềm đầu tiên của mình bằng Python”. Bằng cách tạo một danh sách các mục tiêu theo từng cấp độ, bạn có thể đo lường tiến độ thực tế trong khi vẫn giữ được những thành tựu dài hạn ở phía trước để tiếp tục “cống hiến cho bản thân”.
3. Luyện tập trong một cộng đồng mở ra cơ hội hợp tác
Cho dù bạn đang thực hành một dự án trên WorkLabs CodingSchool hay chỉ đơn giản là tự mình ôn lại một số kiến thức khái niệm về lập trình, việc có một vài “buddy” hay “fellow” cùng học, cộng tác trong dự án có thể giúp bạn luyện tập hiệu quả hơn. Bạn có thể nhận ra điểm mạnh, điểm yếu trong kỹ năng của bản thân, và được hỗ trợ về mặt tinh thần khi gặp khó khăn.
Cùng follow WorkLabs để thực hành những dự án thú vị đồng thời tìm kiếm những người “bạn học” để hợp tác (thậm chí là để cạnh tranh một cách lành mạnh) nhé.
4. Xây dựng một lịch trình luyện tập hợp lý
Tất nhiên bạn sẽ muốn thiết kế một trò chơi iOS ngay bây giờ, ngay lập tức – bất kỳ người học lập trình nào cũng không thể chờ đợi thêm để bắt đầu dự án của mình. Nhưng việc luyện tập quá tải có thể dẫn đến mệt mỏi và kiệt sức, điều này sẽ khiến bạn rất khó vượt qua, trì hoãn việc học và cản trở sự phát triển lâu dài của bạn.
Vậy luyện tập với khoảng thời gian như thế nào là đủ và hợp lý. Cùng tiếp tục khám phá ở Phần 2: Luyện tập bao nhiêu là đủ, để nâng cao kỹ năng lập trình? với WorkLabs nhé!
Related Posts
Leave a Reply Cancel reply
Categories
- Bài viết (1)
- Blog (24)
- Code Review (3)
- Course Introduction (2)
- CSS (4)
- CSS Grid (4)
- Javascript (2)
- Lesson (11)
- Lưu dữ liệu trên trình duyệt (1)
- Network Requests (1)
- OneDirect Projects (1)
- Product Review (3)
- Stage Content (16)
- WCS Courses Content (17)