7 Back-end framework thông dụng cho phát triển trang web
Back-end framework là thư viện của ngôn ngữ lập trình “server-side” hỗ trợ lập trình viên xây dựng cấu trúc back-end của một website. Các framework này cung cấp những thành phần được tạo sẵn để phát triển một ứng dụng web động. Việc sử dụng các framework mang lại khởi đầu thuận lợi cho lập trình viên bằng cách loại bỏ nhu cầu xây dựng và cấu hình mọi thứ từ đầu.
Vì các back-end framework được viết bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau như Python, PHP, Ruby và Java và có các tính năng khác nhau, nên việc lựa chọn framework thích hợp chủ yếu dựa vào các tính năng được yêu cầu xây dựng trong ứng dụng. Dưới đây là 7 back-end framework hàng đầu phổ biến trong cộng đồng coder – developer năm 2021. Cùng WorkLabs CodingSchool khám phá nhé!
1. Laravel and Laravel Lumen
Ra mắt vào năm 2011 với chứng chỉ MIT, Laravel là một PHP framework miễn phí với mã nguồn mở. Nó được viết dựa trên mô hình MVC. Laravel phù hợp là công cụ để xây dựng các trang blogs, tin tức hay trang thương mại điện tử. Framework này có thể giúp các trang web phát triển một cách an toàn và hiện đại nhờ vào giao diện thân thiện, hỗ trợ API tốt và các thư viện mở rộng phong phú. Laravel thể hiện các lợi thế trên thông qua các tính năng sau:
- Có command-line interface riêng (CLI)
- Blade Template Engine hỗ trợ các giao diện Front-end đơn giản
- Hỗ trợ trực tiếp PHP
- Cộng đồng hỗ trợ tốt và tài liệu nghiên cứu đầy đủ
- Hệ thống hỗ trợ di chuyển cơ sở dữ liệu
Laravel Lumen là một framework nhỏ hơn được xây dựng dựa trên Laravel. Với thế mạnh nhỏ gọn và đơn giản, phiên bản này giúp quá trình xây dựng trang web được nhanh hơn thông qua việc xây dựng những microservices và APIs. Những tính năng dưới đây giúp Laravel Lumen được cộng đồng lập trình viên sử dụng rộng rãi:
- Cú pháp đẹp và cuốn hút
- Các tác vụ thông thường như routing, truy vấn cơ sở dữ liệu, queueing và caching được đơn giản hóa
- Cung cấp công cụ debug giúp phát hiện và loại bỏ bugs nhanh chóng
- Hoạt động tương thích với Google App Engine
2. Express.js
Với các tính năng nổi trổi, hoạt động linh hoạt và hỗ trợ các ứng dụng REST API, Express.js được biết đến khi các ông lớn như IBM và Accenture tin tưởng sử dụng. Tựa như một phiên bản thu nhỏ của Node.js, Express.js có những đặc điểm nổi bật sau đây:
- Tính năng phát triển nhanh một trang web
- Dễ cài đặt và dễ học
- Routing API tốt
- Hỗ trợ nhiều plugins để sử dụng
- Hỗ trợ các phương thức HTTP tiện ích để xây dựng APIs vừa linh hoạt vừa tập trung
3. Spring Boot
Đây là framework mã nguồn mở được phát triển trên nền tảng Java, xuất hiện vào năm 2002. Nó giúp chúng ta khởi tạo độc lập một ứng dụng dựa trên nền tảng Spring, đáp ứng nhu cầu sử dụng thường xuyên và lưu lượng lớn của mô hình kinh doanh. Spring Boot đã nâng tầm của nền tảng Spring và các ứng dụng thứ ba đi kèm, từ đó giúp các lập trình viên dễ dàng tiếp cận và sử dụng. Một số ưu điểm Spring Boot đem đến là:
- Không phải thông qua bước cấu hình XML phức tạp trong XML
- Ứng dụng được thiết kế chuyên cho phát triển các microservices
- Hỗ trợ mạnh mẽ batch processing
- Hỗ trợ quản lý REST endpoints
- Đơn giản hóa trong khâu quản lý dependency
4. Django
Ra mắt vào năm 2005, Django là một trong những framework với mã nguồn mở được biết đến nhiều nhất, bởi nó được phát triển dựa trên ngôn ngữ lập trình Python.
- Cực kỳ dễ mở rộng và tin chỉnh
- Thúc đẩy việc phát triển phần mềm nhanh và gọn
- Cộng đồng hỗ trợ tốt và tài liệu nghiên cứu đầy đủ
- Phát triển theo tư tưởng “Battery-included” (mọi thứ đều được tích hợp sẵn, lập trình viên chỉ việc gọi ra và dùng)
- Sử dụng mô hình Model-View-Template (MVT)
5. ASP.NET core
ASP.NET core là phiên bản mã nguồn mở của ASP.NET, được thiết kế lại từ phiên bản ASP.NET dùng cho Windows. Nó là một framework phổ biến để phát triển các ứng dụng web trên nền tảng .NET, và được biết đến với tốc độ xử lý nhanh nhất trong các framework hiện nay. Các tính năng nổi bật của ASP.NET core gồm:
- ASP.NET có thể chạy trên Windows, Linux, macOS và cả Docker
- Có nhiều phương thức hỗ trợ cho từng giai đoạn trong dòng đời của một ứng dụng
- Nhiều phiên bản của ASP.NET có thể cài đặt trên cùng một server
- Được thiết kế để việc kết nối các runtime component, APIs, ngôn ngữ lập trình và compliers được nhanh chóng
6. Ruby on Rails (RoR)
Ra mắt mắt năm 2004 và được phát triển dựa trên ngôn ngữ Ruby, RoR đồng thời là framework có mã nguồn mở với chứng chỉ MIT. Hàng ngàn ứng dụng đã được xây dựng dựa trên RoR, nổi bật có thể kể đến như Shopify, Airbnb, Github hay Hulu. Những tính năng vượt trội của RoR gồm:
- Sử dụng mô hình Model-View-Controller (MVC)
- Phát triển dựa trên tiêu chí Convention-over-Configuration (CoC) và Don’t Repeat Yourself (DRY)
- Dễ dàng tin chỉnh và sửa đổi code cũ
- Cộng đồng hỗ trợ tích cực
7. Flask
Đây là framework tinh gọn và thông dụng của lập trình viên Back-end sử dụng ngôn ngữ Python, giúp phát triển phần lõi của ứng dụng một cách bao quát và rõ ràng. Flask được xem là một framework siêu nhỏ bởi bạn không cần phải tích hợp các thư viện và phần mềm khác khi sử dụng. Phát triển dựa trên tiêu chí “Do it yourself”, Flask không có Database Abstraction Layer (DAL) và các hàm sử dụng trong Flask được xây dựng từ bên thứ ba. Nó dựa trên Jinja template engine. Những tính năng nổi trội của framework này gồm:
- Có khả năng debug nhanh và công cụ phát triển server riêng
- Jinja2 template
- Là một framework có tính đa năng nhờ vào cấu trúc thiết kế theo module tin gọn
- RESTful API dispatching
Việc lựa chọn công nghệ để phát triển web, bao gồm cả việc lựa chọn các back-end framework là không hề dễ dàng, và phụ thuộc rất nhiều vào trường hợp sử dụng ứng dụng cũng như công nghệ nào sẽ kết hợp với nó. Mặc dù hầu hết các lập trình viên đều làm việc với các framework quen thuộc, họ vẫn phải thử sức với các framework mới bởi các doanh nghiệp liên tục chuyển đổi sang công nghệ mới hơn. Đừng lo lắng, bởi khám phá các framework mới có thể là một trải nghiệm học tập tuyệt vời và thú vị. Thử trải nghiệm các framework này cho các dự án cá nhân của bạn tại khóa học project-based của WorkLabs nha!
Tags In
Related Posts
Leave a Reply Cancel reply
Categories
- Bài viết (1)
- Blog (24)
- Code Review (3)
- Course Introduction (2)
- CSS (4)
- CSS Grid (4)
- Javascript (2)
- Lesson (11)
- Lưu dữ liệu trên trình duyệt (1)
- Network Requests (1)
- OneDirect Projects (1)
- Product Review (3)
- Stage Content (16)
- WCS Courses Content (17)