Điều gì quan trọng hơn? Đạt được nhiều chứng nhận hay Xây dựng kỹ năng?
Khác với công việc của những ngành học truyền thống khác, nghề lập trình viên sẽ không bao giờ khiến bạn ngưng lại quá trình học tập chỉ bằng cách hoàn thành một chương trình học thuật, hay tích cóp những kỹ năng, kinh nghiệm trong một vài năm làm việc. Bởi công nghệ luôn “tiến hóa”, các ngôn ngữ lập trình tiếp tục xuất hiện và phát triển cùng với các thiết bị và nền tảng mới. Ngay cả những lập trình viên với kinh nghiệm lâu năm cũng được thúc đẩy học hỏi những ngôn ngữ, kỹ thuật và công cụ tân tiến để luôn dẫn đầu cuộc chơi.
Vậy theo bạn, trong thời đại này, điều gì sẽ là quan trọng hơn “thu thập nhiều chứng chỉ học tập hay xây dựng bộ kỹ năng trong công việc?”. Câu trả lời ngắn gọn sẽ là chúng ta có thể thực hiện cả hai điều này. Mặc dù việc xây dựng kỹ năng là một phần căn bản để hoàn thành khóa học và nhận chứng chỉ, bạn vẫn có thể đạt được những kỹ năng đó không chỉ thông qua những khóa học lập trình. Cùng WorkLabs CodingSchool khám phá nhé!
Chứng chỉ khóa học là gì, và tại sao chúng lại quan trọng?
Giống như bằng tốt nghiệp cho thấy bạn đã hoàn thành 4 năm học Đại học, hoặc chứng chỉ thợ may chứng nhận bạn đã được đào tạo kiến thức cần thiết để trở thành một thợ may chuyên nghiệp, chứng chỉ của các khóa học lập trình cũng như vậy,. Nó là bằng chứng để bạn có thể minh chứng kiến thức, kinh nghiệm của mình khi ứng tuyển vào vị trí lập trình viên hay bất cứ công việc nào trong ngành.
Để đạt được chứng chỉ, bạn đồng thời phải học các nội dung cơ bản của nhiều ngôn ngữ khác nhau và áp dụng các kiến thức đó để hoàn thành những bài “quiz test” hoặc “coding challenges” trong khóa học. Quá trình đó một cách tự nhiên sẽ giúp bạn xây dựng những kỹ năng căn bản nhất cho một hoặc nhiều ngôn ngữ lập trình.
Tuy rằng việc đạt được chứng chỉ có thể giúp bạn có được một vị trí nhất định để bắt đầu sự nghiệp của mình, bạn vẫn phải liên tục học tập và xây dựng kỹ năng để thích nghi với công việc và sự thay đổi của xã hội. Sự thật là một vài kỹ năng chỉ đạt được khi bạn viết code và xây dựng các dự án thực tế. Xem thử nó là gì nhé!
Một số cách khác để xây dựng kỹ năng ngoài việc hoàn thành các khóa học lập trình
Khi bạn đã hoàn thành một khóa học ngôn ngữ cụ thể, bước tiếp theo trong việc xây dựng kỹ năng chính là thực hiện dự án thực tế – cho chính bạn hoặc cho các công ty hay startup có nhu cầu. Các dự án mang đến cho bạn nhiều cơ hội để thể hiện tài năng, ứng dụng kiến thức được học và làm đẹp portfolio. Bên cạnh đó, chúng giúp bạn trau dồi kỹ năng trong công việc bằng cách:
1. Cộng tác cùng hoàn thành dự án
Mặc dù trong khóa học bạn sẽ có dịp kết nối với những học viên của lớp để tham gia lập trình và giải quyết “coding challenges”, nhưng trong vai trò là thành viên của một nhóm Developer trong công ty, bạn sẽ đối mặt với nhiều thách thức khác nhau. Từ việc tìm hiểu các tài liệu liên quan đến bản code, đến việc giao tiếp, trao đổi, tham gia “fix bugs” cho các thành viên của team hay xây dựng thêm các tính năng cho ứng dụng. Tất cả những kỹ năng này bạn sẽ rất khó đạt được nếu chỉ hoàn thành một khóa học online.
2. Sử dụng hiệu quả các công cụ cho một ngôn ngữ cụ thể
Hầu hết các khóa học lập trình đều tập trung vào những nội dung, nguyên tắc cơ bản của việc học một ngôn ngữ, nhưng đối với nhiều loại ngôn ngữ, mức độ hữu ích của chúng chỉ đạt tối đa khi được kết hợp với các “framework” hay các “tool” cụ thể. Ví dụ như khi viết code bằng Ruby , bạn phải thường xuyên sử dụng các Rails framework. Tìm hiểu các công cụ này (hoặc sản phẩm có mã nguồn mở khác) thường đòi hỏi bạn tự nghiên cứu, hoặc trao đổi, học tập từ cố vấn, đồng nghiệp có kinh nghiệm.
3. Tìm giải pháp cho “bugs”
Bạn sẽ thường được hướng dẫn để vượt qua các “bugs” phổ biến khi sử dụng ngôn ngữ cụ thể trong một khóa học lập trình. Tuy nhiên, code cũng có quá trình phát triển đổi mới và sáng tạo, vì vậy sẽ luôn có những “issues” hay “bugs” mới xuất hiện, đặc biệt là với rất nhiều nhu cầu công nghệ khác nhau trong nhiều lĩnh vực từ ứng dụng cho thiết bị di động đến khoa học dữ liệu. Và bạn chỉ có thể học cách xác định và sửa chữa những lỗi này bằng cách thực hiện những dự án thực tế – những dự án luôn cập nhật những nhu cầu mới của xã hội nhanh hơn các khóa học lập trình.
4. Trở thành một “Full-stack Developer”
Tham gia các lớp học lập trình là điều chắc chắn cần thiết để học nhiều ngôn ngữ khác nhau, ứng dụng kiến thức phát triển kỹ năng ở phần Front-end và Back-end. Mặc dù vậy, học cách tích hợp kỹ năng của cả 2 phần này thường xuất phát từ quá trình xây dựng dự án của bạn. Không có nhiều khóa học tập trung vào cách kết hợp các ngôn ngữ khác nhau và cách tích hợp chúng (trừ khi chúng tương đồng về mọi mặt). Vì vậy, việc học những kỹ năng để trở thành một “Full-stack Developer” tốt nhất vẫn là thực hiện dự án thực tế bên ngoài khóa học.
Tóm lại là, việc đạt được chứng chỉ từ các khóa học và xây dựng kỹ năng từ những dự án thực tế đều là những yếu tố cần thiết cho hành trình trở thành một developer “xịn xò”. Nếu bạn là một newbie, thì việc tập trung vào các khóa học và thu thập chứng chỉ cũng giống như việc đi bộ làm nóng cơ thể trước khi chạy vậy. Bạn sẽ giảm thiểu được những chấn thường từ việc gặp “bugs” hay giao tiếp với các senior. Tuy nhiên, một khi đã có được những kiến thức căn bản về một ngôn ngữ cụ thể, bạn sẽ cần phải thực hiện các dự án thực tế và giải quyết các vấn đề trong quá trình đó để xây dựng và nâng cao kỹ năng của mình. Chính vì vậy, như chúng mình đã đề cập ở phần đầu, việc thu thập các chứng chỉ liên quan và xây dựng kỹ năng đều quan trọng để bạn đạt được mục tiêu trở thành developer tài năng. Từng bước một thực hiện cả hai điều này bằng cách tham gia các khóa học tại WorkLabs CodingSchool nhé. Fighting </>
Tags In
Related Posts
Leave a Reply Cancel reply
Categories
- Bài viết (1)
- Blog (24)
- Code Review (3)
- Course Introduction (2)
- CSS (4)
- CSS Grid (4)
- Javascript (2)
- Lesson (11)
- Lưu dữ liệu trên trình duyệt (1)
- Network Requests (1)
- OneDirect Projects (1)
- Product Review (3)
- Stage Content (16)
- WCS Courses Content (17)