4 điều nên biết trước khi tự học lập trình
1. Hiểu rõ lý do bạn bắt đầu
Hành trình trở thành một lập trình viên chắc chắn có rất nhiều trở ngại, và nó yêu cầu người tham gia phải kiên trì và quyết tâm để có thể trở thành một coder chính hiệu. Như vậy, trước khi bước chân vào hành trình này, bạn hãy dành một khoảng thời gian (vài giờ hay thậm chí một vài ngày) để suy nghĩ thật kỹ về lý do bắt đầu của mình. Và mỗi khi nản chí, hãy nhìn lại lý do đó, để nhớ xem vì sao mình đã bắt đầu, để có thêm động lực tiếp tục hành trình.
Có thể đây là niềm đam mê của bạn và bạn học để thỏa mãn đam mê của mình. Hoặc có thể bạn đang muốn có một vài sự thay đổi trên con đường sự nghiệp của bản thân. Cho dù là bất kỳ lý do gì, chỉ cần là một lý do đủ thuyết phục là bạn đã có thể bắt đầu. Hãy luôn nhớ rằng, bất cứ ai cũng có thể học code, chỉ cần có lý do và lòng quyết tâm mà thôi.
2. Chọn ngôn ngữ phù hợp và nắm thật vững
Sau quyết định khó khăn là bắt đầu học lập trình, bạn sẽ tiếp tục đến với một quyết định khó khăn hơn, đó là học ngôn ngữ gì đầu tiên. Đây là một câu hỏi mà bất kỳ người tự học nào cũng đặt ra cho bản thân, và tốn rất nhiều thời gian, công sức để chọn một ngôn ngữ phù hợp. Để chọn đúng ngôn ngữ cần học, bạn nên bắt đầu từ lý do và mục đích học tập của mình.
Nếu bạn muốn lập trình website, chắc chắn bạn cần phải học HTML, CSS và Javascript. Nếu bạn muốn đi theo hướng phân tích dữ liệu, bạn có thể chọn Python hoặc R. Để làm được những ứng dụng cho điện thoại, bạn có thể học Swift (iOS) hoặc Kotlin (Android). Hãy chọn một ngôn ngữ cho mình, tùy vào mục tiêu của bạn. Tuy nhiên, bạn cũng đừng lo lắng quá, bất kỳ một lập trình viên nào cũng cần phải biết nhiều hơn 1 ngôn ngữ, nếu không nói là phải nhiều ngôn ngữ ở các trường hợp khác nhau. Chính vì vậy, trước hay sau thì bạn cũng cần phải tìm hiểu các ngôn ngữ khác thôi.
Có một điều bạn nên lưu ý, ngôn ngữ lập trình cũng chưa phải là thứ quan trọng nhất. Chúng chỉ là phương tiện để diễn giải tư duy, ý tưởng của lập trình viên theo cách mà máy tính có thể hiểu được. Có nhiều thứ quan trọng hơn như Thuật toán, Cấu trúc dữ liệu, Tư duy lập trình và cả kinh nghiệm làm việc thực tế. Nhưng không vì vậy mà bạn có thể lơ là việc học ngôn ngữ. Nếu ngôn ngữ không tốt thì việc diễn đạt tư duy của bạn cũng sẽ gặp nhiều hạn chế. Ngoài ra, việc nắm chắc một ngôn ngữ lập trình còn là nền tảng để bạn có thể có phát triển các mảng kiến thức khác.
Nếu bạn đã chọn con đường lập trình “Front-end” cho mình, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua hành trình của một Front-end developer mà WorkLabs CodingSchool đã tổng hợp.
3. Thực hiện nhiều project cá nhân
Một việc không thể thiếu trong quá trình tự học, chính là áp dụng những gì đã được học vào các dự án thực tế. Trong quá trình học, bạn sẽ khó tiếp cận những dự án lớn. Do đó, để gia tăng cơ hội trải nghiệm của bản thân, bạn nên thực hành trên các dự án cá nhân của mình. Với bất cứ sở thích nào của bản thân, bạn cũng đều có thể tạo ra một ứng dụng hoặc một trang web để phục vụ sở thích đó. Thông qua việc thực hành các dự án như vậy, bạn không chỉ củng cố những gì mình đã biết, mà còn mwor ra cơ hội tìm hiểu thêm những công nghệ và cách làm mà thế giới đang áp dụng.
Nếu bạn học lập trình để tìm kiếm cơ hội việc làm, bạn nên biết rằng, các nhà tuyển dụng sẽ không quan tâm nhiều đến những khóa học mà bạn đã học, hay những chứng nhận lập trình mà bạn có. Cái họ cần chính là khả năng làm việc thực tế, thứ mà bạn có thể thể hiện rõ ràng nhất thông qua các dự án mà mình tham gia, dù đó là dự án lớn hay nhỏ.
Tuy nhiên, bạn vẫn chưa tìm ra được dự án cá nhân nào cho mình? Đừng lo lắng vì WorkLabs CodingSchool đã chuẩn bị sẵn dự án để bạn có thể thực hành. Các dự án tại đây đã được chia thành các giai đoạn nhỏ, và có đầy đủ hướng dẫn để bạn từng bước xây dựng một sản phẩm cho mình. Đừng chần chừ gì nữa, bắt tay vào làm việc thôi.
4. Học cách tìm kiếm
Bạn sẽ luôn gặp bug trong quá trình làm việc, và bạn nên nhớ rằng, hầu hết các bug và ngay cả các giải pháp lập trình đều đã có ở đâu đó trên Internet. Coder giỏi luôn biết cách tìm kiếm giải pháp trên Internet. Hãy để tâm đến quá trình tìm kiếm thông tin, và thường xuyên cải thiện hiệu quả tìm kiếm của mình. Nếu bạn mất quá nhiều thời gian để tìm kiếm một thứ gì đó, có thể là do từ khóa bạn chọn hoặc công cụ bạn dùng chưa phù hợp. Nếu bạn tìm kiếm chưa tốt, bạn cũng đừng vội buồn, kỹ năng sẽ cải thiện nếu bạn để tâm và kiên trì thực hiện trong một thời gian đủ lâu. Các kênh tìm kiếm hiệu quả bạn có thể thử là StackOverflow, GitHub, Google (chắc chắn rồi).
Bên cạnh việc tìm kiếm trên Internet, bạn còn có thể hỏi trực tiếp nhwungx người mà bạn nghĩ có thể biết giải pháp cho vấn đề của bạn. Bạn không cần ngại khi đặt câu hỏi cho những người đi trước, vì giải đáp thắc mắc cho bạn, cũng là cách để họ củng cố lại kiến thức của mình. Vì vậy, nếu có cơ hội hỏi trực tiếp, bạn nên tận dụng ngay, vì biết đâu ngoài việc giải quyết dược vấn đề, bạn còn tìm ra được giải pháp hay hơn thì sao? Hỏi ý kiến người khác sẽ không là vấn đề, nhưng hỏi quá nhiều hoặc hỏi những vấn đề đơn giản đôi khi lại trở thành vấn đề. Vì vậy, tùy vào hoàn cảnh cụ thể, bạn nên cân nhắc giữa việc tự nghiên cứu và đặt câu hỏi cho ai đó nhé.
Hi vọng những chia sẻ của WorkLabs sẽ hữu ích cho con đường tự học lập trình của bạn. Happy Coding </>
Tags In
Related Posts
Leave a Reply Cancel reply
Categories
- Bài viết (1)
- Blog (24)
- Code Review (3)
- Course Introduction (2)
- CSS (4)
- CSS Grid (4)
- Javascript (2)
- Lesson (11)
- Lưu dữ liệu trên trình duyệt (1)
- Network Requests (1)
- OneDirect Projects (1)
- Product Review (3)
- Stage Content (16)
- WCS Courses Content (17)